Chuyện gì đang xảy đến với Intel. Liệu ông lớn này còn khả năng trụ vững không?

Nguyễn Thanh Hằng 28/11/2024

Chính phủ Mỹ quyết định cắt giảm khoản tài trợ cho Intel trong giai đoạn công ty này đang nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn. Năm 2020, Đạo Luật CHIPS của chính quyền tổng thống Biden được lưỡng đảng thông qua, với gói hỗ trợ lên tới 39 tỉ đô nhằm thúc đẩy việc xây dựng các nhà máy sản xuất chip tại Mỹ. Mục tiêu chính là giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nước ngoài, đặc biệt đối với các linh kiện bán dẫn vốn có vai trò quan trọng trong việc vận hành thế giới hiện tại.

 

Yêu cầu và tiến độ tài trợ

Để nhận được tài trợ, các công ty sẽ phải cam kết thực hiện các yêu cầu mà Bộ Thương Mại Mỹ đưa ra . Trong đó, việc xây dựng nhà máy, tiến hành sản xuất chip và kí kết hợp đồng là một trong những cột mốc quan trọng nhất. Hiện tại, cơ quan này đang thúc đẩy việc hoàn tất các hồ sơ, hợp đồng và phân phối nguồn tiền. TSMC, công ty sản xuất chip hàng đầu tại Đài Loan, đã nhận được 6.6 tỉ đô là từ đạo luật này và cũng tự đầu tư thêm 65 tỉ đô để thúc đẩy việc xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Arizona.
Tổng thống Biden kỳ vọng rằng chương trình này sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong ngành bán dẫn, tạo việc làm và biến Mỹ thành quốc gia duy nhất có sự hiện diện của cả 5 công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới: TSMC, Samsung, Micron, Texas Instruments và Intel.

 

Intel được hưởng sự ưu đãi của Chính Phủ Mỹ

Intel được kỳ vọng là một trong những công ty hưởng lợi lớn nhất từ Đạo luật CHIPS. Vào tháng 3 vừa qua, tổng thống Biden đã công bố khoản tài trợ ban đầu lên tới 8,5 tỷ USD cho Intel nhằm hỗ trợ các dự án mở rộng tại Arizona, New Mexico, Ohio và Oregon. Tuy nhiên, khoản tài trợ này đã bị cắt giảm xuống còn 7,86 tỷ USD do Intel cũng nhận được hợp đồng quân sự trị giá 3 tỷ USD để sản xuất chip cho chính phủ Mỹ.

CEO Intel, Pat Gelsinger tích cực tham gia vận động hành lang để mang lại điều có ích cho Intel
 

Ngoài ra, Intel còn được hưởng khoản tín dụng thuế 25% trên các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất chip mới. Tổng cộng, sự kết hợp giữa tài trợ từ Đạo luật CHIPS và hợp đồng quân sự đưa tổng số tiền hỗ trợ của chính phủ Mỹ dành cho Intel lên hơn 10 tỷ USD.

Intel đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh doanh cùng sự chậm trễ trong việc xây dựng nhà máy
 

Không dừng lại ở đó, Intel cũng thất bại trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng nhà máy như Bộ Thương Mại yêu cầu. Ban đầu, kế hoạch xây dựng nhà máy tại Ohio dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025 nhưng đã bị hoãn lại vào cuối thập kỉ này.


Chính quyền Tổng thống Biden đã quyết định giảm mức tài trợ trực tiếp cho Intel xuống dưới 8 tỷ USD. Nguyên nhân bao gồm việc Intel không đạt được một số cột mốc quan trọng và những lo ngại về khả năng cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, Bộ Thương mại Mỹ vẫn đang hỗ trợ bằng cách khuyến khích các tập đoàn lớn như Google, Microsoft và Amazon sử dụng chip do Intel sản xuất tại Mỹ.

Tình hình kinh doanh khó khăn


Trái với những thông tin tích cực và sự hỗ trợ đó, Intel vẫn không đạt được những bước đột phá quan trọng trong việc cải thiện tình hình kinh doanh. Lượng hàng bán được giảm 6% trong quý vừa rồi với khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử 56 năm hoạt động. Ngoài ra, Intel đang có kế hoạch cắt giảm chi phí cùng với dự định sa thải 15000 nhân sự trên toàn cầu. Intel cũng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với TSMC và các đối thủ khác về công nghệ tiên tiến như EUV (Extreme Ultraviolet Lithography) và khả năng sản xuất chip hiệu suất cao. Điều này khiến Intel khó lòng thuyết phục khách hàng về chất lượng sản phẩm của mình.

Nguồn: The New York Times

 
 
Tags

Cùng chuyên mục

Đăng ký nhận tin

Những thông tin về sản phẩm mới, sự kiện và khuyến mãi


Gửi

VĂN PHÒNG HÀ NỘI

Số 14, Pháo Đài Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Tel (+84 24) 3557.3636; 
Fax (+84 24) 3569.0588

Website: www.dtctech.vn
Đã thông báo với bộ công thương

Find us on

dtc-logo-w60.png

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG VÀ TRUYỀN THÔNG DTC. All Rights Reserved.